Digital Marketing là hình thức kết nối doanh nghiệp với đúng phân khúc khách hàng của mình. Trong thời đại số hóa, khi mà internet đang trở nên phổ biến, thời gian truy cập internet của người dùng ngày càng nhiều thì chiến lược tốt nhất của doanh nghiệp là kết nối với khách hàng của mình thông qua internet.
1. Xây dựng chiến lược với các dữ liệu và phân tích có giá trị
Với Digital Marketing, nhà quản lý sẽ có thông tin chính xác về số lượng những người đã xem trang web trên thời gian thực. Bằng Google Analytics, người làm marketing có thể theo dõi số liệu thống kê và thông tin về trang web của họ, cụ thể như:
• Số lượng người và vị trí, giới tính, tuổi tác, sở thích của họ khi truy cập website của bạn
• Người dùng dành bao nhiêu thời gian trên trang web của bạn
• Nguồn lưu lượng truy cập từ các tiện ích khác nhau, thời gian truy cập, tỷ lệ thoát trang web nhanh hay chậm
Phân tích tất cả thông tin trên, người làm marketing sẽ biết nên ưu tiên các kênh tiếp thị nào, hiểu rõ hơn và tối ưu hóa ngân sách tiếp thị của mình bằng cách đầu tư vào các chiến dịch tiếp thị hiệu quả.
2. Đo lường chất lượng nội dung
Người làm marketing sẽ tạo ra nội dung quảng bá sản phẩm và quảng cáo nó trên các phương tiện truyền thông. Thông qua Digital marketing, người làm marketing có thể đo lường được lượng người xem quảng cáo của mình, thông tin liên lạc….từ đó có thể đánh giá được chất lượng nội dung quảng cáo, khách hàng có đón nhận thông tin quảng cáo đó hay không?
3.Tạo khách hàng tiềm năng
Với Digital Marketing, người làm marketing có thể xây dựng nhận thức hay nuôi dưỡng người dùng về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Sau đó tạo mối quan hệ tốt hơn cho thương hiệu cùng các chiến lược tiếp thị để thúc đẩy họ sử dụng dịch vụ, sản phẩm của mình.
4. Phân vùng đối tượng khách hàng
Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu là một trong những yêu cầu quan trọng tong mọi chiến dịch marketing. Digital Marketing sẽ giúp các chiến dịch nhắm trúng và tiếp cận đối tượng hiệu quả. Tất cả các công cụ tìm kiếm và nền tảng kênh xã hội đều cung cấp những lựa chọn về nhân khẩu học (như giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, địa chỉ vùng miền…), về thói quen mua sắm, sở thích và hành vi cụ thể của hàng triệu người dùng.
5. Cải thiện tỷ lệ chuyển đổi
Để cải thiện tỷ lệ chuyển đổi, điều bạn cần làm là làm cho chiến lược tiếp thị của chiến dịch trở nên hấp dẫn.
Lưu lượng truy cập được nhắm mục tiêu cung cấp cơ hội lớn hơn để chuyển đổi. Không giống như các loại quảng cáo khác, Digital Marketing cho phép bạn xây dựng liên kết với khách hàng hiện có, khách hàng tiềm năng và có thể tiếp cận với họ bất cứ lúc nào.
Chỉ cần gửi email và để họ mua hàng và tìm hiểu thêm về tổ chức của bạn. Từ các tương tác như vậy, các khách hàng tiềm năng quan trọng có thể được tạo ra, cuối cùng sẽ mang lại sự gia tăng tỷ lệ chuyển đổi.
6. Chi phí hiệu quả hơn so với tiếp thị truyền thống
Digital Marketing cho phép doanh nghiệp chạy các chiến dịch với chi phí thấp so với các kênh quảng cáo tốn kém như truyền hình, đài phát thanh…. Bên cạnh đó, doanh nghiệp hoàn toàn có thể điều chỉnh chi phí quảng cáo bất cứ lúc nào.
7. Doanh thu cao hơn
Việc quảng cáo thương hiệu cho doanh nghiệp cần phải có bố cục điều hướng dễ dàng, sử dụng nền tảng kỹ thuật số, đưa ra ý tưởng phù hợp nhu cầu của khách và sử dụng nhiều kênh tiếp thị kỹ thuật số để thu thập dữ liệu
Những yếu tố trên đầy đủ sẽ đảm bảo digital marketing hiệu quả, dẫn tới tỷ lệ chuyển đổi cao mang lại doanh thu cho doanh nghiệp.
Với kỳ vọng tăng trưởng doanh thu tốt hơn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ có cơ hội mở rộng khách hàng của mình thông qua Digital Marketing.
8. ROI (Lợi ích đầu tư) cao hơn từ các chiến dịch
Các công ty sử dụng Digital Marketing để tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi, từ đó sẽ đạt được lợi tức đầu tư (ROI) tối đa cho doanh nghiệp. Với cách làm thương hiệu thông minh hơn và doanh thu tốt hơn, Digital Marketing có thể thu về ROI tốt hơn so với tiếp thị truyền thống.
Với Digital Marketing, quản lý marketing có thể theo dõi và giám sát hiệu quả, cũng như phân tích các kết quả hiện có để thực hiện các biện pháp cần thiết sớm nhất.
Ngoài ra, người phụ trách có thể ghi nhận lưu lượng truy cập được nhắm mục tiêu ổn định để chuyển đổi thành doanh số và khách hàng tiềm năng. Cuối cùng, doanh nghiệp càng gia tăng lưu lượng truy cập thì càng gia tăng ROI.
9. Digital Marketing tạo cạnh tranh công bằng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Với Digital marketing, tất cả là 1 sân chơi công bằng, nó cho phép doanh nghiệp nhỏ hơn duy trì khả năng cạnh tranh với chiến thuật tiếp thị hiệu quả và giá cả phải chăng để các thương hiệu nhỏ có thể thúc đẩy lưu lượng truy cập, cạnh tranh với các thương hiệu, tập đoàn lớn.
Với Digital Marketing, các doanh nghiệp nhỏ có thể tiếp thị sản phẩm và dịch vụ của mình trên toàn quốc và cả quốc tế, tìm kiếm được đối tượng mới cho các sản phẩm và dịch vụ của họ, nâng cao trải nghiệm khách hàng.
10. Khám phá mọi thông tin đối thủ cạnh tranh
Sử dụng các công cụ của Digital Marketing, người làm Marketing có thể phân tích nhiều thông tin về đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp. Nó sẽ giúp bạn tận dụng mọi cơ hội có thể trong thời gian ngắn, thấy những gì họ đang làm để chiếm thế thượng phong và tiếp cận nhiều người tiêu dùng hơn, từ đó có thể tìm ra các cơ hội tiếp thị và gia tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp của mình.
11. Kết quả theo thời gian thực
Không giống như các phương pháp truyền thống, nhà quản lý có thể theo dõi tình trạng của chiến dịch theo thời gian thực. Thông qua tiếp thị trực tuyến, bạn có thể biết số lượng khách truy cập vào trang web, gia tăng số lượng thuê bao, thời điểm giao dịch cao điểm, tỷ lệ chuyển đổi, tăng giao lưu lượng, tỷ lệ thoát trang…Qua đó, có thể đưa ra các quyết định cần thiết để để cải thiện kết quả của mình.
12. Cá nhân hoá đến từng khách hàng
Cá nhân hóa là một điểm mạnh của Digital Marketing. Bạn có thể cá nhân hoá lời chào hàng bằng cách xây dựng hồ sơ lịch sử mua hàng và sở thích của khách hàng. Bằng việc theo dõi các trang web và thông tin sản phẩm mà khách hàng tiềm năng truy cập, cũng như hành vi trên trang, bạn có thể xác định mối quan tâm của họ.
13. Ứng dụng mô hình truyền miệng (Word-of-Mouth Concept)
Truyền miệng là một trong những mô hình mà tất cả những người làm kinh doanh mong muốn. Các kênh xã hội sử dụng chính mô hình này để phát triển, họ cho phép người sử dụng chia sẻ, bình luận và thể hiện sự quan tâm với từng trạng thái của những người dùng khác.
14. Dễ dàng và nhanh chóng điều chỉnh chiến lược và chiến thuật marketing
Digital Marketing sẽ cho phép bạn xem kết quả thời gian thực của các chiến dịch và điều chỉnh chiến thuật của mình để cải thiện kết quả, giúp bạn dễ dàng phân tích trang web, xác định lượng truy cập vào website…Bạn có thể thấy thời gian và lưu lượng truy cập trang web cap nhất cũng như theo dõi tỷ lệ chuyển đổi trên toàn trang web.
15. Digital marketing giúp kết nối với khách hàng sử dụng mobile
Digital Marketing là nó cho phép bạn kết nối với người tiêu dùng trên cả thiết bị di động của họ. Tiếp thị kỹ thuật số có thể giúp bạn tiếp cận mọi người trên thiết bị di động, máy tính bảng và máy tính để bàn.
Hiện nay, Digital Marketing ngày nay càng trở nên quan trọng vì nó gắn liền với quá trình đưa ra quyết định của người tiêu dùng. Đồng thời, Digital Marketing hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ với khách hàng hiện tại cũng như khách hàng tiềm năng và lại là giải pháp phù hợp với mọi quy mô chiến dịch và doanh nghiệp.
Với tầm quan trọng như vậy, Digital marketing ngày càng trở lên quan trọng, gắn liền với quá trình đưa ra quyết định của khách hàng. Digital marketing cũng hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ với khách hàng hiện tại và tiềm năng. Chính vì vậy, người làm digital marketing giỏi luôn được các nhà tuyển dụng săn đón, quan tâm. Các khóa học digital marketing cũng thu hút một lượng lớn người học quan tâm. Bạn có thể tham khảo thêm các
khóa học chất lượng về digital marketing tại đây